5:23 PM
4
So sánh một số loại Arduino

1. Arduino Mega 2560 R3

   Arduino Mega 2560 R3 sử dụng Vi điều khiển ATmega2560 cho tốc độ, ngoại vi và số chân nhiều nhất, nếu bạn có những ứng dụng cần mở rộng thêm nhiều chân, nhiều ngoại vi thì đây là 1 sự lựa chọn đáng giá, board hoàn toàn có cấu trúc chân tương thích với các board như Uno và chạy điện áp 5VDC.


Thông số kỹ thuật:

     Vi điều khiển: ATmega2560
Điện áp hoạt động: 5V
Điện áp ngõ vào DC: 7-12V
Số chân Digital: 54 (15 chân PWM)
Số chân Analog: 16
Bộ nhớ Flash: 256 KB, 8KB sử dụng cho Bootloader
SRAM: 8 KB
EEPROM: 4 KB
Xung clock: 16 MHz
Driver: Tải về

Giá: 320.000đ

2. Arduino Due

   Arduino due sử dụng vi điều khiển dựa trên chip SAM3X8E ARM – M3 của Atmel với lõi ARM 32 bit. Nó có tổng cộng 54 chân I/O, 12 chân Analog, 4 UART, chạy với xung clock 84MHz, 2 DAC, 2 TWI, header SPI, header JTAG.
   Chú ý: không giống như các board Arduino khác, board chỉ chạy ở 3.3V. Điện áp max cấp vào các chân I/O có thể chịu được là 3.3V nếu cao hơn có thể cháy và phá hủy board.
   Các thuận lợi của lõi ARM:
   Board sử dụng chip lõi ARM 32 bit tốt hơn so với các loại vi điều khiển 8 bit thông thường. Sự khác biệt cụ thể như sau:

Lõi ARM: 32 bit.
CPU chạy ở tần số 84MHz.
SRAM: 96 Kbytes
bộ nhớ Flash: 512Kbytes.
Bộ điều khiển DMA bên trong hỗ trợ cho CPU.

Thông số kỹ thuật:


     Vi điều khiển: AT91SAM3X8E
Điện áp hoạt động: 3.3V
Điện áp cung cấp: 7-12V
Số chân Digital: 54
Số chân ngõ vào Analog: 12
Số chân ngõ ra Analog: 2 (DAC)
Tổng dòng ngõ ra trên các chân I/O: 130mA
Bộ nhớ Flash: 512KB
SRAM: 96KB
Xung clock: 84MHz
Kích thước: 101.5 x 53.5 mm
Khối lượng: 36g

Giá: 480,000 đ

3. Arduino Uno R3

   Tổng quan về Arduino:
Arduino là một Board mạch Vi Điều Khiển sử dụng chip  AVR ATmega328, Atmega168, ATmega8 của Atmel. Nó chứa tất cả mọi thứ cần thiết để hỗ trợ các bạn dễ lập trình vi điều khiển.
Arduino Uno là Board mạch rất phổ biến trong các dòng Arduino hiện nay, phiên bản Uno Revision 3 (Arduino Uno R3) là phiên bản mới nhất hiện giờ, các bạn nên lưu ý điểm này rất quan trọng vì ở 1 số nơi bán loại không phải R3 mà là các phiên bản cũ với cấu trúc phần cứng dễ lỗi và board sẽ dễ cháy hơn với phiên bản R3 mới nhất.


* Bạn chỉ cần kết nối Arduino Uno R3 với máy tính(PC) hoặc Laptop bằng cáp USB để nạp code cho nó một cách rất dễ dàng.
Ứng dụng Arduino Uno R3: nó có ứng dụng rất mạnh mẽ từ đơn giản đến phức tạp, vd như: Điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lý tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,v.v…
Thông số kỹ thuật:
Microcontroller(Chip sử dụng)
ATmega328
Operating Voltage
5V
Input Voltage (recommended)
7-12V
Input Voltage (limits)
6-20V
Digital I/O Pins
14 (of which 6 provide PWM output)
Analog Input Pins
6
DC Current per I/O Pin
40 mA
DC Current for 3.3V Pin
50 mA
Flash Memory
32 KB (ATmega328) of which 0.5 KB used by bootloader
SRAM
2 KB (ATmega328)
EEPROM
1 KB (ATmega328)
Clock Speed
16 MHz

Giá: 190,000 đ

4. Arduino Leonardo

   Arduino Leonardo sử dụng Vi điều khiển ATmega32u4 có module USB Device tích hợp và được lập trình để module này có thể giả lập COM Port và nhiều chức năng khác, nếu bạn đang có nhu cầu làm các ứng dụng liên quan đến USB hay cần 2 cổng COM trên 1 board Arduino thì Leonardo chính là 1 lựa chọn sáng giá.


Thông số kỹ thuật:
  • Vi điều khiển: ATmega32u4
  • Điện áp hoạt động: 5V
  • Điện thế ngõ vào DC: 7-12V
  • Số chân Digital: 20
  • Số kênh PWM: 7
  • Số kênh vào Analog: 12
  • Bộ nhớ Flash: 32 KB (ATmega32u4), 4KB sử dụng cho Bootloader.
  • SRAM: 2.5 KB (ATmega32u4)
  • EEPROM: 1 KB (ATmega32u4)
  • Xung lock: 16 MHz

Giá: 250,000 đ


5. Arduino Uno R3 SMD (chip dán)

    Arduino Uno R3 SMD hoàn toàn giống với Arduino Uno R3 bản chân cắm(PDIP) . Điểm khác biệt nằm ở Chip nạp chương trình : Arduino Uno R3 (PDIP) dùng chip nạp Atmega16U2 , còn Arduino Uno R3 SMD dùng chip nạp CH340 nên tiết kiệm chi phí hơn nhiều.
   Arduino là một Board mạch Vi Điều Khiển sử dụng chip  AVR ATmega328, Atmega168, ATmega8 của Atmel. Nó chứa tất cả mọi thứ cần thiết để hỗ trợ các bạn dễ lập trình vi điều khiển.

* Những thông số cần chú ý:
Chip điều khiển chính: ATmega328
Nguồn nuôi mạch: 5V
Nguồn ngoài( cắm từ giắc tròn DC): Khuyên dùng 7-9V để đảm bảo mạch hoạt động tốt. Nếu bạn cắm 12V thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch
   
Số chân Digital: 14 (hỗ trợ 6 chân PWM)
Số chân Analog: 6
Dòng ra trên chân digital: tối đa 40 mA
Dòng ra trên chân 5V: 500 mA
Dòng ra trên chân 3.3V: 50 mA
Dung lượng bộ nhớ Flash: 32 KB (ATmega328) of which 0.5 KB used by bootloader
SRAM: 2 KB (ATmega328)
EEPROM: 1 KB (ATmega328)
Tốc độ: 16 MHz

Sơ đồ nguyên lý & Mạch In ( sử dụng phần mềm thiết kết PCB EAGLE):
File Eagle: http://arduino.cc/en/uploads/Main/arduino_Uno_Rev3-02-TH.zip
File PDF: https://www.arduino.cc/en/uploads/Main/Arduino_Uno_Rev3-schematic.pdf

Nguồn  cho Arduino
- Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân âm phải được nối với nhau.
- IOREF: Điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở chân này. Nó có thể luôn là 5V. Chú ý: bạn không được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn.
- RESET: Khi nhấn nút Reset trên board để Reset vi điều khiển tương đương với việc chân Reset được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.

Các chân vào ra của Arduino Uno R3:
   Arduino UNO R3 có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).

Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
- 2 chân Serial 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (Transmit – TX) và nhận (Receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth có thể nói là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết
- Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: Cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
- Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK).  Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
- LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
- Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V  → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
- Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.


Tải Driver Arduino R3 chíp dán:
http://www.mediafire.com/download/2c1rdz4nuz0h7pc/Driver_Arduino.rar

Giá: 90.000Đ

6. Arduino Nano

   Phiên bản Arduino Nano là một thiết kế nhỏ gọn(4.5 x 1.8 cm), có thể cắm lên breadboard, nếu bạn thích một bản Arduino nhỏ gọn mà vẫn có sẵn chip nạp bên trong mạch (chỉ cần cắm cáp miniUSB vào nạp) thì đây là 1 sự lựa chọn hoàn toàn tối ưu dành cho bạn. Về chức năng và số chân thì Nano hoàn toàn giống với Uno vì chúng cùng dùng chip Atmega328, thậm chí Arduino Nano có phần nhỉnh hơn vì có thêm 2 chân đọc analog A6, A7 ( Chip Atmega8 loại dán SMD có nhiều hơn loại cắm DIP 2 chân).
Điểm khác biệt giữa Arduino Nano với Arduino Uno là :
Nano dùng cổng mini USB thay vì cổng USB type B trên Uno
Nano dùng chip nạp là CH340 rẻ hơn chip nạp Atmega16U2 (của Uno) nên sẽ tiết kiệm chi phí.
Nano có thêm 2 chân analog là A6 và A7 ( 2 chân này chỉ đọc analog chứ không làm chân digital được)
Nano chỉ có 1 IC ổn áp 5V , Uno có 2 IC ổn áp 5V cà 3.3V
Nano không có giắc nguồn DC tròn , ta cấp nguồn ngoài thì cấp vào chân Vin

Thông số kỹ thuật:
Microcontroller(Chip sử dụng): ATmega328
Nguồn ( chân VCC/5V): 5V
Nguồn ngoài (chân Vin) (recommended): 7-9V ( Nếu cấp nguồn 12V sẽ dễ gây chết cho IC ổn áp và chip điều khiển)
 
Digital I/O Pins: 14 (of which 6 provide PWM output)
Analog Input Pins: 8
DC Current per I/O Pin: 40 mA
DC Current for 3.3V Pin: 50 mA
Flash Memory: 32 KB (ATmega328) of which 0.5 KB used by bootloader
SRAM: 2 KB (ATmega328)
EEPROM: 1 KB (ATmega328)
Clock Speed: 16 MHz

Chú ý: Vào Tool --> Board --> Arduino Pro or Pro Mini (5V-16Mhz) w/ ATmega 328

Driver: Tải về

Giá: 120.000đ

7. Arduino Pro Micro

Đặc điểm kỹ thuật:
   Arduino Pro Micro dựa trên vi điều khiển Atmega32U4. Nó giống với Arduino Pro Mini nhưng ở đây nó sử dụng chip Atmega32U4 có hỗ trợ giao tiếp USB giúp nó linh hoạt hơn hẳn so với Pro Mini.   Nó có 4 kênh ADC 10 bit, 5 kênh PWM, 12 chân IO và ngõ giao tiếp Tx Rx. Board chạy ở 5V với tần số 16MHz, board này giống với loại Uno phổ biến. Có hỗ trợ điện áp tham chiếu trên board vì vậy có thể chấp nhận điện áp 12V cấp vào ADC.Chú ý: Nếu nguồn cấp lớn hơn 5V thì nên cấp vào chân Raw của board chứ không phải chân VCC.

Thông số kỹ thuật:
  • Sử dụng chip Atmega32U4
    Điện áp cung cấp: 6V ~ 12V DC (chân Raw)
    Điện áp hoạt động: 5V
    Hỗ trợ từ Arduino IDE V1.0.1 trở lên
    Tích hợp cổng USB Micro trên board
    Tần số hoạt động: 16MHz
    Chống cấp ngược điện áp
    Có Led hiện thị nguồn và báo tình trạng
    Kích thước: 33 x 18 x 6mm
Giá: 210,000 đ

8. Arduino Pro Mini

   Bạn muốn sự nhỏ gọn tối đa đi kèm với chi phí tối thiểu và sức mạnh, phần cứng tương đương với Arduino Uno thì Arduino Pro Mini ATmega328P chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn, để sử dụng mạch này thì bạn sẽ cần thêm 1 Board USB-UART để giao tiếp với máy tính nạp code.
Board USB-UART
Thông số kỹ thuật:
Microcontroller: ATmega328P-AU 

Operating Voltage: 5V

Input Voltage: 7-9 V 

Digital I/O Pins: 14 (of which 6 provide PWM output) 

Analog Input Pins: 8 (of which 4 are broken out onto pins) 

DC Current per I/O Pin: 40 mA 
Flash Memory: 32 KB (of which 2 KB used by bootloader) 
SRAM 2 KB EEPROM 1 KB 
Clock Speed: 16 MHz

Chú ý: Vào Tool --> Board --> Arduino Pro or Pro Mini (5V-16Mhz) w/ ATmega 328

Driver: Tải về

Giá: 80,000 đ Arduino Pro Mini
Giá: 75,000 đ  Board USB-UART


4 comments:

  1. Arduino có nhiều loại, tuy nhiên, Arduino Uno R3 chíp cắm chỉ có 1 loại, Vi Điều Khiển sử dụng chip AVR ATmega328, chíp nạp là Atmega16U2.
    Còn Arduino chíp dán thì có nhiều loại, nhưng Arduino Uno R3 chíp dán, Vi Điều Khiển sử dụng chip AVR ATmega328, cũng tương dương như arduiono chip cắm, nhưng nó lại dùng chíp nạp là CH340. Vì vậy loại này khi cắm vào máy tính thường phải cài đặt thêm driver.

    ReplyDelete
  2. Còn chíp nạp Atmega32U4 có ở 1 số arduino như Arduino Pro Micro, Arduino Leonardo,

    ReplyDelete
  3. xem thêm tại trang ungdungarduino.com để biết thêm nhiều ứng dụng

    ReplyDelete
  4. Làm sao để viết một chương trình điều khiển đèn led ở chân số 13 của arduino pro mini ạ? M.n giúp mình với

    ReplyDelete

 

Lập trình

-

Arduino Hải Phòng

,